Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Phỏng vấn: Công Lý phản pháo clip “đá xoáy” Quỳnh Anh

Vietnam\s got talent 2011 1330481107 200ct Công Lý phản pháo clip đá xoáy Quỳnh Anh
Công Lý thẳng thắn trả lời về clip được
cho là “đá xoáy” mẹ con Quỳnh Anh
- Là diễn viên trong tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 được cho là để bêu riếu, nhạo báng bé Quỳnh Anh – Thí sinh dự thi Vietnam’s Got Talent, diễn viên Công Lý cho rằng tiểu phẩm không “tát nước theo mưa”.
Theo diễn viên Công Lý, bé Quỳnh Anh chẳng có tội tình gì, kể cả mẹ của bé cũng vậy, chẳng qua là vì ngộ nhận.
Vietnam\s got talent 2011 1330480835 cong ly 1 Công Lý phản pháo clip đá xoáy Quỳnh Anh
Theo chia sẻ của diễn viên Công Lý, tiểu phẩm về bé Quỳnh Sao trong chương trình Thư giãn cuối tuần mới được quay gần đây!
Anh có thể tiết lộ khoảng thời gian anh nhận kịch bản cho đến ngày khởi quay tiểu phẩm cô bé Quỳnh Sao thi hát của Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/02 là bao lâu?
Mới đây thôi, nó không xa quá. Khi quay, chúng tôi cũng không biết nó được phát sóng vào khoảng thời gian nào.
Trước khi khởi quay, anh có biết gì về thông tin cô bé Quỳnh Anh 15 tuổi, hát được 6 thứ tiếng, nhưng vẫn bị loại khỏi cuộc thi Vietnam’s Got Talent hay không?
Trước khi quay, tôi cũng có biết sơ về một hiện tượng như vậy nhưng tôi chưa trực tiếp xem cô béQuỳnh Anh dự thi Vietnam’s Got Talent như thế nào.
Khi sản xuất tiểu phẩm, đạo diễn có nói với chúng tôi, hiện nay đang có một hiện tượng như vậy, cần phản ánh. Chúng tôi làm tiểu phẩm này, không nhằm vào bất kể một cái gì cả, không chỉ trích cụ thể ai, hay chỉ trích một nhân vật nào hết.
Đây là nói chung về một hiện tượng, một vấn đề cần phải phản ánh. Chúng tôi không chỉ trích cái gì cụ thể, hay chỉ trích một đối tượng nào. Hiện tượng cha mẹ hay ảo tưởng vào con cái là cần lên án, chỉ trích.
Những ảo tưởng cụ thể anh muốn nói đến là gì?
Một người bố, người mẹ thấy con mình có một biểu hiện gì đấy, hoàn toàn khác những đứa trẻ bình thường thì đương nhiên là thích lắm chứ, nhìn yêu nữa. Thế nhưng, phải định hướng cho nó như thế nào?
Chẳng hạn, con bé này nó hát tốt, nó có giọng khi mình là người làm nghề mình biết được thì phải hướng cho con vào trường, gặp bác nọ, gặp chú kia,.. để cho con bé được học những kiến thức cơ bản.
Chứ ba lăng nhăng, thấy ở nhà, con bé ngoáy mông, nhún nhảy nhìn thì thích nhưng không động viên nó phát huy những việc này. Vui thôi thì được, nhưng để đi vào con đường chuyên nghiệp thì nó hoàn toàn khác.
Vietnam\s got talent 2011 1330480835 cong ly 2 Công Lý phản pháo clip đá xoáy Quỳnh Anh
Hình ảnh diễn viên Công Lý – Tự Long trong tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng 25/2
Khán giả xem xong tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 nhận xét rằng: “Diễn viên Công Lý trong tiểu phẩm lần này vào vai hơi khô và có đoạn diễn tỏ ra lúng túng!” Vậy anh có thấy thoải mái khi nhận vai diễn này không?
Thực ra là thế này, khi format Thư giãn cuối tuần ra đời, tôi là người đầu tiên được ĐD Đỗ Thanh Hải mời tham gia diễn xuất. Khi tôi chính thức nhận lời tham gia Thư giãn cuối tuần, Đỗ Thanh Hải có nói với tôi rằng: ngoài việc tham gia diễn xuất, tôi còn phải giúp cậu ấy cả về mặt kịch bản và đạo diễn. Bởi tôi và Đỗ Thanh Hải học cùng với nhau trước đây.
Tôi khẳng định, không dưới 4 – 5 lần từ chối kịch bản khi ra hiện trường quay tiểu phẩm. Tôi thẳng thắn trả lời khi xem xong kịch bản: “Cái này không làm được. Nghỉ!”
Trong khi cả đoàn quay gồm xe, máy móc, tôi vẫn kiên quyết: “Nghỉ! Tôi đã bảo không quay được là không quay được! Tôi không đóng được kịch bản này!”
Danh chính ngôn thuận, Thư giãn cuối tuần do đạo diễn Bùi Thọ Thịnh chịu trách nhiệm. Thực tế, Bùi Thọ Thịnh cũng nhờ tôi rất nhiều về mặt kịch bản, mặc dù các tiểu phẩm được phát sóng trên truyền hình chỉ 15 phút, để quay được tiểu phẩm mất khoảng 30 phút là xong.
Nhưng lần nào, chúng tôi cũng mất khoảng 2 tiếng đồng hồ để bàn trước khi quay, vất vả nhất vẫn là khi bàn về lời thoại, thêm cái gì, bớt cái gì khiến chúng tôi rất mệt.
Cụ thể về tiểu phẩm phát sóng ngày 25/2 vừa qua, chương trình về cô bé Quỳnh Anh tôi không được xem, tôi không biết. Khi quay tiểu phẩm này, ĐD Bùi Thọ Thịnh nói với chúng tôi rằng: “Vừa qua có một hiện tượng như thế, trong số này, mình làm về cái này.”
Tôi trả lời lại: “Tôi không cần biết sự việc thật nó là như thế nào, nhưng khi thực hiện tiểu phẩm này, cái mình cần nói là cái gì? Định hướng cho trẻ em như thế nào, đi đúng vào hướng đó.”
Tôi không tỉ tê ai cả, tôi không nói ai cả. Bé Quỳnh Anh cũng chỉ là một hiện tượng thôi, xã hội còn nhiều những trường hợp tương tự như vậy, đâu phải chỉ có một mình Quỳnh Anh.
Vietnam\s got talent 2011 1330480835 cong ly 3 Công Lý phản pháo clip đá xoáy Quỳnh Anh
Bé Quỳnh Sao trong tiểu phẩm của Thư giãn cuối tuần cũng thạo 6 ngoại ngữ như bé Quỳnh Anh dự thi Vietnam Got Talent
Cái mình định hướng ở đây, các bậc làm cha, làm mẹ nhìn thấy khả năng của con sẽ rất vui nhưng quan trọng phải biết định hướng phát triển khả năng ấy cho con. Cái chúng tôi làm là như vậy. Chúng tôi không hề móc máy người này, hay móc máy người kia.
Bé Quỳnh Anh chẳng có tội tình gì, kể cả mẹ của bé cũng vậy, chẳng qua là vì ngộ nhận thôi. Không nên móc máy những chuyện này ra làm gì, quan trọng nhất khi thấy con có giọng hát thì hướng cho con vào các trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Nhạc viện Hà Nội,… để học, để đi đúng hướng.
Phải hướng cho con như vậy chứ không phải là mấy thứ ba lăng nhăng, đi hát những bài của người lớn… Mục đích của chúng tôi làm là định hướng cho các bậc làm cha mẹ chứ không phải đi trêu ghẹo mấy ông bố, bà mẹ để làm gì. Người ta là gì đâu mà phải đến mức độ như vậy.
Trong khi dư luận đang hướng đến câu chuyện cô bé Quỳnh Anh 15 tuổi dự thi Vietnam’s Got Talent thì Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 lại xây dựng hình ảnh một cô bé Quỳnh Sao có hoàn cảnh na ná cô bé Quỳnh Anh. Dư luận cho rằng hành động này của nhà đài là nhạo báng bé Quỳnh Anh, gián tiếp làm tổn thương tinh thần của Quỳnh Anh bởi cô bé này là trẻ em chưa đến tuổi vị thành niên,cần được bảo vệ. Anh nghĩ sao về điều này?
Về vấn đề này, đáng ra bạn phải phỏng vấn người chịu trách nhiệm sản xuất ra tiểu phẩm là đạo diễn Bùi Thọ Thịnh.
Tôi có thể thay mặt đạo diễn để nói như thế này: Nói thì hơi to tát nhưng ngoài việc làm nghề, tham gia vai diễn, tôi cũng phải chịu một phần trách nhiệm về chương trình.
Thực ra, tôi thấy hơi buồn cười, một chuyện rất vớ vẩn, ồn ào rồi lại trở thành đao to, búa lớn. Chính chúng ta đang làm phức tạp hóa lên làm cho cháu bé nhận thấy báo chí, dư luận,.. đang chĩa mũi dùi vào mình. Tự dưng cháu bé bị sức ép về mặt tâm lý.
Chuyện chẳng có gì, bé biết hát, mẹ cho đi thi hát thì đi, được gì hay không được gì từ cuộc thi nói chuyện sau. Nhưng ở trường, bé vẫn học tốt, là con ngoan, trò giỏi. Còn đi thi hát, bé không có gốc, mẹ cũng không thể bắt bé bỏ học đi hát được nên chẳng có gì để nói.
Vậy sau cuộc thi, cháu vẫn trở lại trường đi học bình thường, vẫn đạt học sinh giỏi thì có gì để phải đao to, búa lớn, ẫm ĩ cả lên.
Trong tiểu phẩm, người ta nói chung, chứ có nói riêng con nhà ai đâu, sao cứ phải lồng lộn lên làm gì, như vậy là “ngộ”.
Hiện nay, bé Quỳnh Anh đã gửi thư “kêu cứu khẩn cấp” tới bà Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội về việc bị bôi nhọ hình ảnh. Nếu cơ quan chức năng vào cuộc, yêu cầu nhà đài phải xin lỗi gia đình bé Quỳnh Anh vì xây dựng tiểu phẩm hài làm nhục cháu. Theo anh, nhà đài có đáng bị lên án trong vụ việc này hay không?
Sao phải xin lỗi, tôi có làm gì sai đâu mà phải xin lỗi. Tôi là người trực tiếp tham gia tiểu phẩm và tôi thấy rằng chẳng có gì phải xin lỗi cả.
Vậy khi xây dựng nhân vật cho tiểu phẩm hài vừa rồi, đạo diễn không xây dựng một hình ảnh cố bé có hoàn cảnh khác hẳn bé Quỳnh Anh. Tại sao lại lấy nguyên cốt truyện của bé Quỳnh Anh để dư luận chỉ hướng đến một đối tượng?
Tôi nhắc lại, tiểu phẩm không nhắc cụ thể về một cá nhân ai cả. Xã hội, có hiện tượng như vậy thì chúng tôi phản ánh. Nếu bắt chúng tôi phải xin lỗi thì tự do ngôn luận ở đâu?
Chúng tôi cũng làm báo (báo hình). Chúng tôi nói về một hiện tượng xã hội do nhìn thấy hoặc nghĩ ra thì sao? Tại sao phải xin lỗi?
Vì tiểu phẩm làm tổn thương tinh thần của Quỳnh Anh?
Tổn thương ở đây là do chính bố mẹ bé gây nên chứ không phải cái gì khác. Những gì tiểu phẩm phản ánh là thực trạng chung của xã hội, bà đừng nghĩ chỉ mỗi con bà mới như vậy. Rất nhiều những gia đình khác cũng có hiện tượng như vậy.
Bà nghĩ bà hay sao? Bà đã đúng chưa? Nếu người ta không mở ra cuộc thi ấy, ai biết con bà là ai?
Kể cả không có chương trình tìm kiếm tài năng thì chúng tôi vẫn làm một tiểu phẩm như vừa rồi.
Đứa trẻ con trong hoàn cảnh này là tự bố mẹ nó khiến nó thành như thế. Nặn bóp nó thành như thế chứ nó chẳng có tội gì cả.
Chương trình của chúng tôi là làm cho 80 triệu dân chứ không làm cho một vài người. Tôi chẳng tỉa tót gì bà, tôi không nói gì cá nhân bà. Chúng tôi đang nói về tư duy của những người làm bố mẹ, dạy dỗ con ra làm sao, định hướng cho con như thế nào?
Chúng tôi không tát nước theo mưa! Chúng tôi làm những cái lớn hơn.
Việc đài quốc gia xây dựng tiểu phẩm để nhắc nhở các ông bố, bà mẹ phải biết định hướng phát triển cho con cái là cần thiết. Nhưng phát vào đúng thời điểm bé Quỳnh Anh đang bị dư luận lên án, chỉ trích thì có nên hay không?
Tôi không phải là người của Đài truyền hình, tôi chỉ là cộng tác viên thôi. Nhưng tôi vẫn thấy có những cái tế nhị, nhạy cảm. Việc xây dựng tiểu phẩm phát vào thời điểm vừa rồi là “cực chẳng đã”.
Bọn tôi đang gồng mình lên để làm chương trình này vì chương trình sắp bị thủng sóng, chẳng may tiểu phẩm về bé Quỳnh Sao bị vào thời điểm đó thôi, chứ không phải người ta cố tình làm việc này.
Xem tiểu phẩm Thư giãn cuối tuần phát sóng ngày 25/2 được cho là “đá xoáy” Quỳnh Anh.
Qua vụ việc bé Quỳnh Anh, khi thấy con mình có tố chất, anh lại có lợi thế làm nghề thì anh có muốn dẫn dắt con vào giới showbiz, làm cho con nổi tiếng khi còn nhỏ hay không?
Tôi không bao giờ có quan điểm này. Nếu cháu có năng khiếu, có thiên hướng, tôi sẵn sàng đầu tư cho cháu học hành, trang bị kiến thức cho cháu.
Khi có vai diễn nhí, phù hợp với con anh, anh có cho cháu nhận vai hay không?
Vấn đề là cháu có thích hay không. Ngoài việc định hướng cho con, tôi luôn tôn trọng sở thích của các cháu.
Chẳng hạn, con gái lớn của tôi, tôi thấy cháu có vẻ thích thì tôi định hướng, động viên cháu: “Con cứ tham gia các chương trình của trường, diễn kịch, hát hò,… bố tạo điều kiện cho con.”
Còn cậu con trai bé hơn, cháu cũng có những điểm đặc biệt, có lần tôi hỏi cháu: “Con có muốn đóng phim không?” Cháu thẳng thắn nói “không” và tôi không ép cháu làm theo ý mình được.
Xin cảm ơn anh!


Từ Web giai tri
>>Thông tin vé máy bay có tại  web ve may baydat ve may bay

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét